Những cuộc đụng độ đã được quan sát Hổ_đấu_với_sư_tử

Trong điều kiện giam cầm

Họa phẩm sư tử và hổ trong rạp xiếc
  • Năm 1830, một con hổ tấn công sư tử tại một trại chăn nuôi ở Turin, Rome. Mặc dù đã bị tấn công trước, sư tử vẫn đè được hổ xuống và dùng hàm kẹp cổ nó. Con hổ đã chết sau đó.[89]
  • Dưới triều đại của Titus vị Hoàng đế La Mã, những con hổ Bengal phải chiến đấu với những con sư tử châu Phi to khỏe và hổ luôn đánh bại những con sư tử. Ban đầu, ông ta cho những con hổ Bengal đọ sức với những con sư tử Numidia có vóc dáng nhỏ bé và con hổ đã dễ dàng đánh bại chúng. Do đó, hoàng đế muốn hổ chiến đấu với những con sư tử châu Phi to lớn hơn, và những trận quyết đấu như vậy đã diễn ra theo ý chí của Hoàng đế và con hổ vẫn luôn chiến thắng con sư tử.[90]
  • Vào thời Trung cổ, một vài con sư tử tặng phẩm được gửi đến châu Âu: Đức, Anh, PhápÝ. Trong đó bộ sưu tập động vật đầu tiên là một thuộc về vua Henry I của Anh và được chuyển về tháp Luân Đôn. Đôi khi con sư tử trong tình thế buộc phải cấu xé với hổ thì dường như những con hổ luôn luôn dành phần hơn.
  • Một hoàng tử Ấn Độ tại khuôn viên cung điện của mình đã cho tổ chức một cuộc chiến và quay phim lại. Sư tử đã giết chết hổ, theo Kailash Sankhala (1978).[91]
  • Một con hổ thuộc về nhà vua Oude của Vương triều Awadh đã giết 30 con sư tử và đánh bại nhiều con sư tử khác sau khi nó được chuyển đến một vườn thú ở Luân Đôn[92] Vào cuối thế kỷ 19, Vương triều Gaekwad Baroda ở vùng Tây Ấn Độ cũng thường xuyên sắp xếp một cuộc chiến giữa một con sư tử Bắc Phi và hổ Bengal trước hàng ngàn người xem. Năm 1899, vương triều Gaekwad ủng hộ sư tử của họ và đã cá cược 37.000 rupee cho một con sư tử nếu nó chiến thắng nhưng kết quả nó lại bị hổ đánh cho tơi tả.[3][93]
  • Vào tháng 7 năm 1808, Sylvanus Urban nói rằng ông Bolton có một người bạn tuyên bố đã nhìn thấy cuộc chiến giữa sư tử và hổ tại một rạp xiếc ở Verona. Mặc dù con hổ đã tấn công trước, nó đã chịu thua con sư tử mạnh hơn.[94]
  • Thời cận đại, ghi nhận trường hợp vào năm 1857, một con hổ tại vườn thú Bromwich đã húc vỡ các lồng của một con sư tử và một cảnh hãi hùng đã xảy ra sau đó: Con sư tử đã cố gắng bảo vệ đầu của mình không bị thương bằng cái bờm dày nhưng con hổ đã tấn công vào phần bụng của con sư tử, cào lòi ruột con sư tử này và con sư tử đã chết trong vòng vài phút vì mất máu và kiệt sức.[95]
  • Năm 1934, một con sư tử châu Phi trưởng thành đã giết một con hổ Bengal trưởng thành chỉ một thời gian ngắn sau khi những con vật trong rạp xiếc này được dỡ khỏi xe lửa trước khi những người huấn luyện có thể can thiệp.[96]
  • Năm 1882, Tờ báo Chicago Tribune ở Mỹ có đưa tin về một con hổ đã giết một con sư tử.[97]
  • Vào năm 1909, trong một vườn thú trên đảo Coney có ghi nhận sự kiện một con hổ đực đã giết chết một con sư tử đực.[98]
  • Thời hiện đại, có một tường thuật về cảnh đánh nhau giữa hai loài này cũng được nêu ở vườn thú Bronx trong năm 1950, nơi một con sư tử con tên là Zambezi và một con hổ non tên là Ranee đã được đưa ra cho vờn nhau. Hai con vật bé bỏng vờn lấy nhau thường xuyên và chiến thắng luôn luôn thuộc về hổ, ông Alfred Martini, chủ vườn thú mô tả rằng hổ như một võ sĩ có kỹ năng chiến đấu tốt hơn giống như là một võ sĩ Quyền anh lanh lợi chống lại một đô vật nặng ký với những đòn đánh tinh tế (shrewder and trickier).
  • Năm 1938 Bert Nelson cho biết, ở Chicago, khi 20 con sư tử và hổ cùng tham gia biểu diễn tại rạp xiếc, một cuộc ẩu đả đã xảy ra, kéo dài khoảng 10 phút. Không có trường hợp tử vong nào được đề cập, nhưng Nelson nói rằng trật tự đã được 'phục hồi' khi những con hổ sử dụng cửa thoát hiểm để chạy trốn.[99]
  • Cuộc đụng độ gần đây nhất xảy ra vào tháng 3 năm 2011, tại vườn thú Ankara ở Thổ Nhĩ Kỳ, một con hổ Bengal đã giết chết một con sư tử sau khi tìm đường vượt qua hàng rào ngăn cách giữa các con vật. Con hổ đã giết sư tử chỉ bằng một nhát cào bằng móng sắc vào tĩnh mạch cảnh của con sư tử. Con sư tử chết nằm trong vũng máu vì bị con hổ hung dữ tấn công.[100][101] Tờ Pravda của Nga cho hay, con hổ đã giết sư tử bằng một nhát cào bằng móng sắc vào tĩnh mạch cảnh đối phương. Dẫn lời các quan chức vườn thú nói lại, con hổ thò chân trước qua khe cửa ngăn cách và cào rất mạnh và nhanh vào cổ sư tử và sư tử gần như chết ngay lập tức. Thế nhưng, camera lại ghi được cảnh con hổ xé toang hàng rào và xé luôn sư tử thành từng mảnh nhỏ.[102] Theo thông tin khác thì con hổ khi phát hiện một lỗ hổng trong hàng rào ngăn cách với chuồng sư tử lập tức chui qua và bằng một phát cắn duy nhất vào cổ sử tử đã giết chết nó[103]
  • Một vườn động vật tại Trung Quốc có xảy ra chuyện một con hổ vào nhầm chuồng sư tử và bị sư tử cắn chết.[78] Một sự kiện ghi lại cũng cho biết một con sư tử đực châu Phi nặng 110 kg đã giết chết một con hổ cái nặng 90 kg ở một vườn thú thuộc đảo Tế Châu của Hàn Quốc, con hổ đã nhảy xuống cái mương nơi có con sư tử và bị tập kích giết chết.

Trong tự nhiên

  • Herne (1855) đề cập rằng trong khu rừng rậm Ấn Độ giữa làng Elaw, thành phố Baroche và Vịnh Cambay, phía bắc thành phố Surat và Ghauts, cách khu làng khoảng 6 hoặc 7 dặm (9,7 hoặc 11,3 km), anh ta và nhóm của mình, bao gồm cả người dân địa phương, nghe thấy tiếng hổ gầm. Lần theo, họ thoáng thấy một con hổ đã tấn công một người dân địa phương. Nó ngay lập tức biến mất cùng với nạn nhân. Sau khi đuổi theo khoảng 50 mét, họ nghe thấy tiếng gầm của sư tử, âm thanh gầm gừ này chứng tỏ rằng nó đang trong một cuộc tranh chấp với con hổ. Không chỉ bắt gặp sư tử và hổ đang vật lộn với nhau, sau khi băng qua bụi rậm, cả nhóm còn thấy cả người đàn ông nạn nhân của hổ. Tác giả gọi cả sư tử và hổ là "bạo chúa của khu rừng", vì chúng tấn công những sinh vật yếu hơn. Con hổ có kích thước tương đương sư tử, nhưng nhanh nhẹn hơn. Đối với sư tử, nó sử dụng sức mạnh lớn hơn và phần bờm, có phần sâu hơn so với những người anh em châu Phi to lớn của nó, có thể bảo vệ đầu và cổ khỏi móng vuốt của hổ. Mặc dù vậy, nó không bảo vệ được các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như lưng. Chúng quyết tâm và can đảm ngang nhau, nhưng con sư tử đã chịu đựng tốt hơn. Nó tóm được cổ con hổ, xoay lưng lại và giết nó bằng cách cào rách toạc bụng.[104]
  • Tờ The Sun (New York) đưa tin, tại một ngôi làng Ấn Độ đông đúc ở bờ một con lạch nối với sông Cauvery, cách Bangalore khoảng 30 dặm (48,3 km) về phía tây bắc của Bangalore, một thợ săn đang bị thương bởi nọc độc phát hiện ra mình đã bị vây giữa một con hổ và một con sư tử. Con hổ là "một con quen thuộc to lớn đã được bắt gặp trong suốt 15 năm qua" và có các chi rất cơ bắp. Con sư tử đực là "cỡ vừa." Cả hai con đều đang theo dõi anh ta, nhưng ban đầu chúng không để ý đến nhau, vì chúng bị ngăn cách bởi một bức tường cao khoảng 4 ft (120 cm) và sự chú ý của chúng đổ dồn vào nhân chứng. Khi chúng đến gần anh ta hơn, con hổ đã đánh mùi thấy sư tử, và tỏ ra giận dữ, bao gồm cả việc tạo ra một tiếng ồn khiến người ở gần phải giật mình. Con sư tử nhe nanh để đáp trả, và sau khi đến đoạn cuối bức tường, nó gầm lên với kẻ thù. Ngay sau khi đầu sư tử lộ ra khỏi bức tường, con hổ đang cúi mình liền vồ lấy và lăn lộn. Hổ thường giết nạn nhân bằng cách cắn vào cổ họng, và giữ chúng đủ lâu nếu cần thiết [105], nhưng đó không phải là trong trường hợp này. Mặc dù người kể chuyện mô tả sự khác nhau về kích thước giữa hai con, và dù hổ nhanh nhẹn hơn sư tử, cổ của nó dễ bị sư tử tấn công hơn. Vì những lý do như vậy, nhìn chung thì một trong hai con khó đánh bại được con kia. Sau khi chúng tạm thời rút lui, người thợ săn có thể thấy rằng cả hai đều đã bị thương. Dù vậy, chúng vẫn rất quyết tâm tiêu diệt lẫn nhau. Sư tử và hổ lần lượt gầm lên và gầm gừ đe dọa. Người kể chuyện tin rằng sự thù địch của chúng có thể là do cả hai đã định săn anh ta cùng một lúc. Con hổ vồ vào lưng sư tử, lăn qua lăn lại, ngã xuống rồi lại vùng dậy. Con sư tử dường như bất lực khi con hổ giữ chặt được vai trước của nó, nhưng nó đã vùng dậy và tóm được cổ con hổ. Con hổ tưởng chừng đã vô vọng, thế rồi nó thực hiện một động tác với móng vuốt chân sau để buộc sư tử phải nhả ra. Mặc dù lần này hổ là kẻ gây hấn, cuộc chiến giờ đây dường như là bất phân thắng bại. Chúng chảy máu từ mũi đến đuôi khi rời khỏi nhân chứng, về phía con lạch. Chúng lao xuống làn nước sâu khoảng 2 ft (61 cm), và điều này đã kết thúc cuộc chiến. Chúng thoái lui khỏi nhau, đi khập khiễng vào rừng.[106][107][108]
  • Sự kình địch giữa sư tử châu Á và hổ Siberia được đề cập trong tác phẩm của Hamilton M. Wright trong Cuộc gọi San Francisco (1911).[109]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hổ_đấu_với_sư_tử http://www.sbs.com.au/news/article/1496217/tiger-k... http://www.animalplanet.com/tv-shows/animal-planet... http://fishowls.com/Slaght%20et%20al%202005.pdf http://www.freewebs.com/jackjacksonj/tigervslionac... http://books.google.com/?id=Mb8BAAAAQAAJ&printsec=... http://books.google.com/books?id=3xfjyTqqR7IC&pg=P... http://books.google.com/books?id=7bncduYFrVYC&pg=P... http://books.google.com/books?id=MbdXAAAAMAAJ&pg=P... http://books.google.com/books?id=S9REAAAAYAAJ&pg=P... http://books.google.com/books?id=fx3obJai0RMC&pg=P...